Xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

I- Nước thải trong nhà máy xí nghiệp

1- Định nghĩa nước thải sinh hoạt trong nhà máy xí nghiệp

Nước thải sinh hoạt tại nhà máy xí nghiệp phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân. Nước thải sinh hoạt trong nhà máy xí nghiệp bao gồm: nước thải vệ sinh, nước thải tắm rửa và nước thải từ khu nhà bếp của nhà máy. Mỗi nguồn nước thải trong nhà máy xí nghiệp có những đặc trưng riêng, từ đó có thể phân loại để xử lý triệt để, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định của nhà nước và pháp luật.

Nước thải nhà máy xí nghiệp chưa qua xử lý

Nước thải nhà máy xí nghiệp chưa qua xử lý

2- Thành phần trong nước thải sinh hoạt nhà máy xí nghiệp

2.1- Nước thải từ khu vệ sinh hay còn được gọi là nước đen        

Nước đen chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng Nito và Photpho rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng - một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng Nito và Photpho cao. Ngoài Nito, Photpho còn có Coliform trong nước thải cao.

Nước thải khu vệ sinh thường được thu gom và phân hủy một phần trong bể tự hoại làm giảm nồng độ chất hữu cơ đến ngưỡng phù hợp với các quá trình sinh học phía sau. 

Nước thải đen trong sinh hoạt

Nước thải đen trong sinh hoạt

2.2- Nước thải từ khu tắm giặt hay còn được gọi là nước xám       

Nước xám chứa thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể, do đó không cần xử lý sơ bộ mà đưa trực tiếp vào hệ thống xử lý phía sau. 

XEM THÊM >>> Lọc tổng cho ngành thực phẩm

XEM THÊM >>> Hệ thống xử lý nước edi

XEM THÊM >>> Lọc tổng cho khu chung cư

2.3- Nước thải nhà bếp

Đặc trưng của nước thải nhà bếp là chứa thành phần hàm lượng dầu mỡ rất cao, lượng cặn, rác lớn...
Lượng dầu mỡ này có thể ảnh hưởng đến các quá trình xử lý đằng sau nên nước thải khu nhà bếp cần phải được xử lý sơ bộ, tách dầu mỡ trước khi đưa vào hệ thống xử lý.

Nước thải trong nhà máy xí nghiệp

Nước thải trong nhà máy xí nghiệp

II- Tiêu chí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy, xí nghiệp là gì?

Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả, các nhà máy, xí nghiệp nên dựa theo những tiêu chí sau đây:

1- Nguồn nước thải cũng như tính chất và đặc trưng của nước thải

Nguồn nước thải khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt trong tính chất, thành phần hóa chất có trong nước thải. Bởi vậy các phương pháp xử lý cũng như phương tiện xử lý cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Chẳng hạn như nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm sẽ có tính chất khác biệt so với nước thải từ các nhà máy luyện kim, xi mạ.
Cụ thể, nước thải từ nhà máy chế biến thực phẩm sẽ chứa nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và thực vật nên có thể dễ dàng bị phân hủy vằng vi sinh. Do đó, phương pháp sinh học sẽ được áp dụng nhiều trong xử lý nước thải của ngành công nghiệp này.

Trong khi đó, nước thải của ngành luyện kim, xi mạ chứa nhiều các muối, các ion kim loại nặng cũng như các tạp chất đất, đá, sỏi cùng các muối vô cơ tan,… nên phương pháp hóa lý và phương pháp hóa học sẽ được áp dụng nhiều hơn để xử lý.

Tính chất và đặc trưng của nước thải nhà máy xí nghiệp

Tính chất và đặc trưng của nước thải nhà máy xí nghiệp

2- Dựa vào quy mô, điều kiện của nhà máy, xí nghiệp

Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn và phù hợp cần dựa vào quy mô thực tế của nhà máy, xí nghiệp. Quy mô sản xuất của nhà máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước thải ra hàng ngày nên cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải.

Tuy vậy, nhìn chung các nhà máy, xí nghiệp cần có sự đầu tư bài bản cho hệ thống xử lý nước thải, ứng dụng các phương tiện cũng như công nghệ tiên tiến như máy ép bùn để đảm bảo xử lý triệt để nguồn nước thải ra.

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

3- Những tiêu chuẩn quy định của nhà nước về nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Nhà nước có những thông số quy định rõ ràng về nước thải dành riêng cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Do đó, nhà máy xí nghiệp nên dựa vào nhưng tiêu chuẩn đó để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn.

Xây dựng một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn là cơ sở tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững, lâu dài của các nhà máy, xí nghiệp.

nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

III- Phân loại các phương pháp xử lý

1- Đối với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có lưu lượng dưới 30m³/ngày đêm

Do đặc trưng lưu lượng nước thải bé, đã đạt tới giới hạn lựa chọn các thiết bị bơm và máy thổi khí trong hệ thống, do đó Phương pháp xử lý sinh học thiếu khí - hiếu khí AO không được ưu tiên lựa chọn do một vài các lý do sau:

1.1- Số lượng thiết bị rất nhiều

Vẫn phải đảm bảo đủ các thiết bị: Bơm nước thải bể điều hòa, bơm tuần hoàn, bơm bùn bể lắng, bơm nước sạch, máy thổi khí, máy khuấy bể thiếu khí => Nguy cơ hỏng hóc các thiết bị sẽ nhiều hơn, và hệ thống điện điều khiển hệ thống xử lý nước thải sẽ phải phức tạp hơn, đồng thời tăng chi phí điện vận hành hệ thống.

1.2- Phần bể xây dựng sẽ phải lớn

Do không thể xây bể quá nhỏ để phù hợp với công suất (thuận lợi cho thợ xây), và việc chia quá nhiều ngăn bể sẽ dẫn đến tăng giá trị đầu tư ban đầu.

Mô hình bể xử lý nước thải

Mô hình bể xử lý nước thải

1.3- Nhân viên vận hành hệ thống phải có chuyên môn

1.4- Việc duy trì pha thiếu khí trong bể thiếu khí tương đối tốn kém và khó khăn

=> Khả năng xử lý Nito rất thấp. Các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất dưới 30m³ thường bị vượt chỉ tiêu tổng Nito và Amoni do không duy trì được pha thiếu khí trong bể thiếu khí.

Bể thiếu khí trong xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Bể thiếu khí trong xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Từ các lý do trên, đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất nhỏ hơn 30m³, Adoco sử dụng Phương pháp xử lý SBR với các ưu điểm sau:

1. Số lượng ngăn bể nhỏ, không cần bể lắng.

2. Số lượng thiết bị rất ít - Chỉ có 03 động cơ điện

4. Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động theo chương trình được lập trình sẵn trên tủ điện điều khiển có PLC ==> hoạt động chính xác và hiệu quả

5. Không phải tuần hoàn bùn do lượng bùn được giữ lại hoàn toàn trong bể => hiệu suất xử lý cao hơn nhiều phương án AO.

6. Pha thiếu khí được tích hợp trong một giai đoạn xử lý của bể ==> Hiệu suất xử lý nito cao hơn rất nhiều.

Tổng kết: Trên thực tế qua rất nhiều dự án, chưa dự án nào bị vượt qua chỉ tiêu tổng Nito và Amoni.

Bể SBR trong xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Bể SBR trong xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

2- Đối với các dự án trên 30m³ đến dưới 500m³

Phương pháp xử lý được ưu tiên lựa chọn là phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ AO, bao gồm các quá trình thiếu khí, hiếu khí, lắng, lọc.

  • Xử lý sơ bộ:

Loại bỏ rác ra khỏi nước thải, điều hòa lưu lượng và dập tắt dao động nồng độ các chất ô nhiễm. Được xử lý bằng song chắn rác và bể điều hòa nước thải.

Việc tính tính thể tích bể điều hòa nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào hoạt động của nhà máy là theo ca, hay theo giờ hành chính. Nhà máy công nhân hoạt động theo ca(3 ca hoặc 2 ca) thường nước thải sẽ đều hơn nhất là nhà máy hoạt động 3 ca 24h ==> thể tích bể điều hòa sẽ nhỏ hơn trong hệ thống xử lý nước thải mà nhà máy hoạt động theo giờ hành chính.

Nhà máy có hoạt động nấu ăn cho công nhân thì vẫn phải đầu tư máy tách mỡ tự động tại các điểm rửa thực phẩm, vệ sinh rửa bát, dụng cụ nấu bếp để tránh việc lượng mỡ thừa đi vào hệ thống thoát nước gây mùi và gây tắc đường ống.

Bể tách mở trong xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

Bể tách mở trong xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp

  • Xử lý thứ cấp:

Sử dụng công nghệ A/A/O để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học yếm khí/ thiếu khí/ hiếu khí sử dụng giá thể sinh học dạng cầu.

Trong cụm bể thiếu khí và hiếu khí vẫn diễn ra các quá trình xử lý cơ bản như: xử lý các thông số chất hữu cơ nhằm giảm chỉ tiêu BOD trong nước thải, diễn ra quá trình Nitrat hóa và Denitrat hóa để xử lý Nito và Amoni. Quá trình xử lý Photpho được diễn ra trong việc tuần hoàn và xử lý bùn thải.

Bùn hoạt tính được phân tách bằng bể lắng thứ cấp. Nước thải được khử trùng bằng hóa chất NaOCl.

Công nghệ sinh hoạt AO trong xử lý nước thải
Công nghệ sinh hoạt AO trong xử lý nước thải

  • Xử lý bùn:

Với lượng bùn phát thải thứ cấp tương đối ít, lựa chọn phương pháp nén bùn trọng lực và phân hủy yếm khí hoặc hiếu khí bùn.

Xử lý bùn thải  trong xử lý nước thải

Xử lý bùn thải 

IV- Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA

Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA tự hào là đơn vị chuyên sâu về xử lý nước cấp, xử lý nước thải hàng đầu Việt Nam.



Và là nhà cung cấp úy tín chuyên nghiệp về các dịch vụ kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải nhà máy xí nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Quý khách hàng có thể tham khảo các bài viết về dịch vụ và sản phẩm để có thêm thông tin, hoặc liên hệ trực tiếp Hotline(Zalo): 0902.197.493

Tất cả các hệ thống được thiết kế với công nghệ và thiết bị hiện đại nhất. Đáp ứng mọi yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của Chủ đầu tư và quý khách hàng.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0936 763 883