Xử lý nước thải sinh hoạt

Nền kinh tế đang ngày càng phát triển kéo theo đó là quá trình xây dựng các khu Đô thị, các công trình dân sinh (bệnh viện, trường học…) và các nhà máy sản xuất như chế biến thực phẩm, chế biến giầy da, thuộc da, may mặc, dệt nhuộm, xi mạ… Vì vậy nhu cầu xử lý nước thải, xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ Môi trường đang là vấn đề cần được cả xã hội quan tâm quan tâm. 
Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường và được biết đến là một nhà thầu đầu ngành về lĩnh vực Hệ thống xử lý nước thải với năng lực thực hiện các dự án lớn như: nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất cho các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các bệnh viện, các nhà máy sản xuất.

Xem thêm:

Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải sinh hoạt

a. Nước thải từ khu vực vệ sinh: 

Nước thải từ khu vệ sinh thường có độ màu cao, mùi hôi thối và chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ: phân, nước tiểu, cặn bẩn lơ lửng, tạp chất và các vi rút, vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số ô nhiễm  như BOD5, COD, Ni tơ, phốt pho có nồng độ ô nhiễm cao, chúng gây nên hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến các hệ sinh thái nước, hồ, tăng mức độ ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sinh hoạt của các khu dân cư, dân phố…

b. Nước thải từ chất thải sinh hoạt

+ Nước thải từ khu vực nấu, rửa ở nhà bếp
Nước thải khu vực này từ quá trình rửa rau, củ quả, vệ sinh bát đĩa, nồi xoong,.. phục vụ cho việc nấu nướng nên thường chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa. 
+ Nước thải từ khu vực sử dụng để tắm giặt
Nước thải từ khu vực tắm giặt này hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, sữa tắm… Nước thải này cần có phương pháp xử lý riêng, khác biệt so với các loại nước thải trên.

c. Nước thoát sàn

Nước thải loại này từ quá trình lau, rửa sàn; chứa các thành phần ô nhiễm như chất tẩy rửa và rác, cặn bẩn.

Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt

Nước sinh hoạt là một nhu cầu thường xuyên hàng ngày và không thể thiếu được của con người. Trung bình mỗi ngày nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt khoảng 60 - 80 lít/ người. Lượng nước này sau khi được con người sử dụng đã thay đổi về tính chất, chứa đựng rất nhiều thành phần gây ô nhiễm: cặn bẩn, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học, thức ăn, chất thải vệ sinh, các loại vi sinh vật gây bệnh…

Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt mà xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra nguy cơ gây phú dưỡng ở các thuỷ vực nước tĩnh và đây là nguồn gây ô nhiễm mùi rất lớn đối với các khu tập trung đông dân cư.

Đặc tính của nước thải sinh hoạt và giới hạn xả thải:

TT

Thông số

Giá trị đầu vào

Đơn vị

QCVN 14:2008/BTNMT

A

B

1.              

pH

6,5 – 7,5

-

5 - 9

 

2.              

BOD5 (20 0C)

188 - 225

mg/L

30

50

3.              

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

292 - 604

mg/L

50

100

4.              

Tổng chất rắn hòa tan

800 – 1200

mg/L

500

1000

5.              

Sunfua (tính theo H2S)

4 – 8

mg/L

1.0

4.0

6.              

Amoni  (tính theo N)

10 - 50

mg/L

5

10

7.              

Nitrat (NO3-)(tính theo N)

25 - 50

mg/L

30

50

8.              

Dầu mỡ động, thực vật

42- 125

mg/L

10

20

9.              

Tổng các chất hoạt động bề mặt

30 - 80

mg/L

5

10

10.          

Phosphat (PO43-)

(tính theo P)

33 – 16,7

mg/L

6

10

11.          

Tổng Coliforms

109

MPN/

100 ml

3.000

5.000

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS – SS) có thể có bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét);
- Các chất hữu cơ không tan;
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong quá trình xử lý.

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD).

Theo định nghĩa, nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong nước bằng phương pháp hóa học (sử dụng tác nhân oxy hóa mạnh), về bản chất, đây là thông số được sử dụng để xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh vật và phi sinh vật.
Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn hơn nhiều. Đây là ưu điểm nổi bật của thông số này nhằm có được số liệu tương đôi về mức độ ô nhiễm hữu cơ trong thời gian rất ngắn.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.

Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD).

Về định nghĩa, thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn: 20°c, ủ mẫu 5 ngày đêm, trong bóng tối, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày. Thông sô BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi khuẩn, hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (Carbonhydrat, protein, lipid..)
BOD là một thông số quan trọng:
+ Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học trong nước và nước thải;
+ Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thuỷ vực thiên nhiên;
+ Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước phục vụ công tác quản lý môi trường.

Nitơ và các hợp chất chứa nitơ

Nito là một trong những thành phần gây ra ô nhiễm nguồn nước, tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat). Nito trong nước thải cao khi ra sông hồ sẽ làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, thực vệt phù du như rong, rêu, tảo phát triển gây tình trạng thiếu oxy trong nước, phá vỡ chuỗi thức ăn, giảm chất lượng nước, phá hoại môi trường trong sạch của thủy vực, sản sinh nhiều chất độc trong nước như NH4+, H2S, CO2, CH4… tiêu diệt nhiều loại sinh vật có ích trong nước. Hiện tượng đó gọi là phú dưỡng nguồn nước
Ngoài ra nito còn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xử lý nước. Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình. Mặt khác nó có thể kết hợp với các loại hoá chất trong xử lý để tạo các phức hữu cơ gây độc cho con người.
Với đặc tính như vậy việc xử lý Nitơ trong giai đoạn hiện nay đang là vấn đề đáng được nghiên cứu và ứng dụng.Vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu, các học giả đi sâu tìm hiểu và phương pháp sinh học là 1 trong những phương pháp xử lý nito hiệu quả nhất.

Coliform

Là nhóm vi khuẩn có hại rất phổ biến có mặt trong nước thải sinh hoạt, cần xử lý tốt trước khi thải ra môi trường. Chúng có thể sống ký sinh trong thực vật, cơ thể động vật và gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cho con người và động vật.
Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn một vài thông số ô nhiễm khác như: H2S, Photpho, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt. 

Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt

Phương pháp xử lý cơ học

Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
+ Để giữ các tạp chất không hoà tan lớn như rác: dùng song chắn rác hoặc lưới lọc.
+ Để tách các chất lơ lửng trong nước thải dùng bể lắng:
+ Để tách các chất cặn nhẹ hơn nước như dầu, mỡ dùng bể thu dầu, tách mỡ.
+ Để giải phóng chất thải khỏi các chất huyền phù, phân tán nhỏ…dùng lưới lọc, vải lọc, hoặc lọc qua lớp vật liệu lọc.

Phương pháp xử lý hóa lý 

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lý và hóa học để loại bớt các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng ra khỏi nước thải. Công trình tiêu biểu của việc áp dụng phương pháp hóa lý là: Bể keo tụ, tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông được ứng dụng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo có kích thước rất nhỏ (10-7 -10-8 cm). Các chất này tồn tại ở dạng phân tán và không thể loại bỏ bằng quá trình lắng vì tốn rất nhiều thời gian. Để tăng hiệu quả lắng, giảm bớt thời gian lắng của chúng thì thêm vào nước thải một số hóa chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,… Các chất này có tác dụng kết dính các chất khuếch tán trong dung dịch thành các hạt có kích cỡ và tỷ trọng lớn hơn nên sẽ lắng nhanh hơn.
Phương pháp keo tụ có thể làm trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo bông cặn, các bông cặn lớn lắng xuống thì những bông cặn này có thể kéo theo các chất phân tán không tan gây ra màu.

Phương pháp  xử lý hóa học

Đó là quá trình khử trùng nước thải bằng hoá chất (Clo, Javen), hoặc trung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc axit cao.

Phương pháp xử lý sinh học

Sử dụng các loại vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật có sẵn trong nước thải hoặc bổ sung vi sinh vật vào trong nước thải. Các chất hữu cơ ở dạng keo, huyền phù và dung dịch là nguồn thức ăn của vi sinh vật. Trong quá trình hoạt động sống, vi sinh vật oxy hoá hoặc khử các hợp chất hữu cơ này, kết quả là làm sạch nước thải khỏi các chất bẩn hữu cơ.Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Tùy theo nồng độ ô nhiễm, lưu lượng của nguồn nước thải sinh hoạt hay yêu cầu đối với nước đầu ra mà chọn công nghệ xử lý nước thải riêng. Dưới đây là công nghệ thường được áp dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt

Ứng dụng công nghệ sinh học AO (thiếu khí – hiếu khí) kết hợp MBBR (giá thể vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính) trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.

Công nghệ này cho phép xử lí các chỉ tiêu như nồng độ BOD5 (nhu cầu oxy sinh hoá), SS (chất lơ lửng), T-N ( Tổng Nitơ).

Công nghệ AO kết hợp MBBR là phương án tối ưu nhất bởi nó có những ưu điểm vượt trội sau:

Công nghệ AO-MBBR tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng và kết cấu bể có thể điều chỉnh theo diện tích mặt bằng.

  • Hệ số vượt tải lớn.
  • Hiệu suất xử lý cao do mật độ vi sinh cao và diện tích tiếp xúc lớn vì sử dụng giá thể đệm vi sinh lưu động.
  • Vận hành đơn giản, tự động hóa.
  • Khả năng đồng bộ cao;
  • Có khả năng linh động trong quá trình xử lý đối với các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định;
  • Chi phí đầu tư, xử lý thấp;
  • Xử lý tốt các thành phần Amoni, Photphat.

Bể thu gom, tách mỡ.

Nước thải từ quá trình sinh hoạt hằng ngày được dẫn về cụm bể thu gom. Bể này có chức năng tiếp nhận trung chuyển nước thải, tách dầu mỡ ra khỏi dòng nước thải. Qua đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc và tuổi thọ của các thiết bị trong hệ thống xử lý. Rác, dầu mỡ sẽ được người vận hành thu gom định kì. Nước thải trong bể thu gom sẽ tiếp tục được đưa sang bể điều hòa.

Bể điều hòa.

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí cũng như lắng cặn dưới đáy bể. 
Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể thiếu khí.

Bể thiếu khí

Bằng việc sử dụng các chủng vi sinh vật bám dính dạng thiếu khí trên giá thể lọc sinh học. Bể thiếu khí có chức năng xử lý nitrat (trong nước thải dòng vào và dòng tuần hoàn lại từ bể hồi lưu), thủy phân các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất hữu cơ đơn giản, xử lý một phần các hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4, H2S, sinh khối mới ... Hàm lượng BOD giảm đáng kể sau khi qua bể này. Nước sau khi qua Bể xử lý thiếu khí được đưa sang Bể hiếu khí để thực hiện quá trình xử lý hiếu khí.

Bể hiếu khí 

Tại Bể hiếu khí, Oxy được cung cấp vào bể thông qua bộ khếch tán khí, hệ vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy để phân hủy phần lớn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Hệ vi sinh vật hiếu khí dính bám trên hạt mang (giá thể), tạo thành lớp đệm vi sinh chuyển động xáo trộn trong nước thải làm tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật với chất hữu cơ, do đó hiệu quả xử lý của quá trình này cao gấp nhiều lần so với phương án sử dụng bùn hoạt tính truyền thống. 
Kết quả của sự phân hủy các chất hữu cơ bởi hệ vi sinh vật hiếu khí là tạo ra các chất vô cơ đơn giản như CO2, H2O, NO3- …, và sinh khối mới.
Nước sau khi qua Bể hiếu khí có hàm lượng BOD không vượt quá 50mg/l, tiếp tục được luân chuyển sang Bể hồi lưu.

Bể hồi lưu.

Nước thải sau khi qua bể hiếu khí vẫn còn có thành phần nitrat cao (do quá trình oxy hoá amoni tạo thành), cần được xử lý nhờ hệ vi sinh vật thiếu khí. Nước thải từ bể hiếu khí chảy sang bể hồi lưu. Tại đây đặt bơm hồi lưu nước thải đưa một phần nước thải về bể thiếu khí, giúp xử lý hiệu quả nitrat.
Nước từ bể hồi lưu tự chảy sang bể lắng cơ học.

Bể lắng cơ học.

Bể lắng cơ học có chức năng tạo thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lực bùn cặn còn sót lại trong nước thải sẽ lắng xuống đáy bể, nước sau lắng được đưa sang bể khử trùng để loại bỏ vi sinh vật trong nước thải.
Bùn cặn thu được tại đáy bể lắng định kỳ được bơm về bể chứa bùn nhờ bơm bùn đặt chìm.

Bể chứa bùn.

Bể chứa bùn có nhiệm vụ lắng và chứa cặn (hay còn gọi là sinh khối) hình thành từ quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ có trong nước thải từ bể xử lý sinh học.
Thời gian chứa bùn của bể được thiết kế trong khoảng thời gian từ khoảng 2-3 năm.
Ngoài ra, môi trường trong Bể chứa bùn được duy trì trong điều kiện thiếu khí. Điều này giúp loại bỏ Nitrat trong nước tuần hoàn bơm từ bể lắng cơ học về.
Nước từ bể chứa bùn được đưa về bể điều hoà, để tiếp tục được xử lý.

Bể khử trùng.

Bể này có chức năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nước thải bằng hóa chất khử trùng trước khi xả thải.

Bể khử trùng

Là một đơn vị hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước, Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA đã không ngừng nghiên cứu và phát triển các công nghệ. Mục tiêu xử lý tốt nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường, đảm bảo nước đầu ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Nước đầu ra có thể tái sử dụng làm nước tưới cây, rửa đường, nước xả bồn cầu nhà vệ sinh...
chúng tôi luôn tự hào là một trong những đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ Xử lý nước thải thân thiện với Môi trường với các ưu điểm nổi trội:
* Dễ dàng vận hành;
* Tiêu hao hoá chất thấp;
* Chi phí đầu tư hợp lý;
* Tiêu hao ít điện năng; 
* Tự động hoá tối đa trong quá trình vận hành;
* An toàn và thân thiện với môi trường;
* Sử dụng nguồn Vi sinh vật sẵn có trong nước thải để xử lý chất ô nhiễm;
* Tính linh động của hệ thống cao (có thể di chuyển vị trí cả hệ thống dễ dàng trong trường hợp cần thiết).

Công ty Cổ phần Công nghiệp VIETGHA tự hào là đơn vị chuyên xử lý nước cấp nước thải hàng đầu Việt Nam. Và là nhà cung cấp chuyên sâu về các dịch vụ kỹ thuật và công nghệ xử lý nước, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Tham khảo thêm các bài viết về sản phẩm để có thêm thông tin hoặc liên hệ trực tiếp hotline(Zalo): 0902.197.493

Trạm xử nước thải trung tâm thương mại - Cô Tô – Quảng Ninh

Tên công trình: Trạm xử nước thải trung tâm thương mại - Cô Tô – Quảng Ninh Địa điểm: Đảo Cô Tô – Quảng Ninh.

Trạm xử lý nước thải khu hậu cần nghề cá - Cô Tô – Quảng Ninh

Trạm xử lý nước thải khu hậu cần nghề cá - Cô Tô – Quảng Ninh Địa điểm: Đảo Cô Tô – Quảng Ninh

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0936 763 883