10 January, 2022
Đăng bởi Công ty cổ phần công nghiệp VIETGHA

Tìm hiểu các bước trong quy trình xử lý nước thải

Nước thải được sinh ra từ nhiều hoạt động khác nhau, từ sinh hoạt, buôn bán hay từ các nhà máy công nghiệp. Có được quy trình xử lý nước thải sinh hoạt chuẩn trước khi thải ra môi trường là điều cần thiết và cần được chú trọng. Bởi nước thải không chỉ chứa nhiều vi khuẩn gây hại mà còn là những chất hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Xử lý nước thải là gì? 

Quy trình xử lý nước thải là quá trình loại bỏ các chất bẩn, chất ô nhiễm ra khỏi nước thải trước khi thải ra ngoài để bảo vệ môi trường cũng như tái sử dụng nguồn nước. Hoạt động xử lý nước thải có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như vật lý, hóa học, hay sinh học. 

Tìm hiểu thêm:

  1. Hệ thống làm mềm nước
  2. Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn

Xử lý nước thải giúp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm

Xử lý nước thải giúp bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm

Tùy theo từng loại nước thải khác nhau để áp dụng phương pháp cũng như công nghệ phù hợp nhất. Từ đó bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm và sức khỏe của con người không bị ảnh hưởng xấu từ nước thải chưa được xử lý.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia 

Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thải ra môi trường cần phải được xử lý nghiêm chỉnh để loại bỏ các chất cặn bã, hóa chất giúp tái tạo lại nguồn nước. Dưới đây là sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt tiêu chuẩn quốc gia mà nhiều người đang tìm kiếm.

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn quốc gia

Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn quốc gia

  • Nước thải sinh hoạt được lọc bỏ các chất rắn qua song chắn sau đó đưa tới bể tách dầu mỡ hoặc bể phốt phân hủy các chất cặn bã, tránh sự cố ống dẫn tắt nghẽn.
  • Nước thải tiếp tục được truyền vào bể gom hay bể điều hòa lưu lượng dòng chảy dẫn vào hệ thống xử lý.
  • Nước thải sinh hoạt được đưa vào trong hệ thống xử lý với công nghệ sinh học cụ thể là bể thiếu khí để phân hủy các hợp chất chứa nito và photpho trong nước.
  • Sau đó nước thải được truyền đến bể Aerotank để loại bỏ mùi hôi cũng như nấm và vi khuẩn, vi sinh vật.
  • Tiếp đến, nước thải sẽ được dẫn đến bể lắng để lắng bùn cát, sau đó đưa ra khỏi hệ thống xử lý. Phần nước thải còn lại được truyền ngược lại bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý nước thải tuần hoàn.
  • Nước thải tiếp tục được dẫn đến bể chứa nước thải sau xử lý sau đó trải qua quá trình khử trùng bằng hóa chất Chlorine.

5 bước quy trình xử lý nước thải thông thường 

XỬ LÝ SƠ CẤP 

  1. Xử lý nước thải ở công đoạn sơ cấp sẽ phải trải qua hệ thống song chắn rác, bể lắng cát, tuyến nổi 1 và bể lắng 1.
  2. Song chắn rác để giữ lại các tạp chất thô có trong nước thải, đảm bảo cho hệ thống máy móc xử lý nước thải được đảm bảo hoạt động ổn định.
  3. Bể lắng cát để loại bỏ những hạt cát lớn có trong nước thải. Nếu trong cặn nước thải có cát sẽ làm cho các ống dẫn bùn không hoạt động được, máy bơm nhanh hỏng.
  4. Tuyển nổi 1 để khử các chất lơ lửng và nén bùn cặn. Phương pháp này có thể khử được hạt cát nhỏ nhẹ và lắng chậm trong khoảng thời gian ngắn.
  5. Bể lắng 1 giúp tách các chất bẩn không hòa tan ra khỏi nước thải.

XỬ LÝ PHÂN HỦY SINH HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN KỴ KHÍ 

Đây là công đoạn được diễn ra trong điều kiện không có oxy. Theo đó, các chất hữu cơ bị phân hủy nhờ sự tác động của vi sinh vật, sau đó tạo thành khí metan và cacbonic. 

XỬ LÝ PHÂN HỦY BẰNG OZONE 

Xử lý nước thải phân hủy bằng ozone, người ta thường lựa chọn các phương pháp cơ học, hóa lý hay sinh học riêng biệt hoặc có thể kết hợp.

Hệ thống xử lý nước thải phân hủy bằng ozone​​​​​​​

Hệ thống xử lý nước thải phân hủy bằng ozone

  • Phương pháp cơ học: Lắng cặn, gạt nổi và lọc,... thường áp dụng cho nước thải có chất ô nhiễm không tan.​​​​​​​
  • Phương pháp hóa lý: Phương pháp này sử dụng hóa chất để trung hòa, tạo kết tủa, huyền phù, hấp phụ trao đổi,... để xử lý nước thải trong các nhà máy hóa chất.​​​​​​​
  • Phương pháp sinh học: Dựa vào vi khuẩn kỵ khí, hiếu khí, nấm, rong hay tảo để phân hủy hữu cơ. Phương pháp này giúp phân hủy nước thải thành nước sạch một cách triệt để.

TUYỂN NỔI THỨ CẤP VÀ LẮNG THỨ CẤP 

Sau khi phân hủy kỵ khí và phân hủy bằng ozone, nước thải vẫn chưa thể thải ra môi trường do chưa đạt chuẩn. Cụ thể, xử lý nước thải cần thêm hệ thống bể tuyển nổi thứ cấp và lắng thứ cấp để trở thành nước sạch.

XỬ LÝ VÀ TÁI SỬ DỤNG BÙN THẢI

Bùn thải chủ yếu ở bể lắng 1, bể phân hủy sinh học và bể lắng 2 sau khi trải qua quá trình xử lý nước thải sẽ được hút ra ngoài bằng máy bơm. Việc xử lý bùn thải là điều quan trọng và không thể thiếu để tránh gây ra ô nhiễm đến môi trường đất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy trình xử lý nước thải. Nếu còn gì thắc mắc, liên hệ với chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn.

Xin cảm ơn !

0 bình luận
Để lại bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0936 763 883