18 April, 2022
Đăng bởi Công ty cổ phần công nghiệp VIETGHA

Những điều cần biết về bể aerotank

Bể Aerotank hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong việc xử lý các loại nước thải. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết về loại bể này. Vậy bể Aerotank là gì? Cấu tạo của Aerotank như thế nào và chúng đem đến những ưu, nhược điểm cho người sử dụng? Hãy cùng Adoco đi tìm hiểu về loại bể này nhé!

Bể Aerotank là gì?

Bể Aerotank còn có tên gọi khác là bể sinh học hiếu khí. Đây là loại bể dùng cho quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo. Loại bể này hoạt động dựa trên chủng vi sinh vật xử lý nước thải, chúng có khả năng oxi hóa và các khoáng chất hữu cơ có trong nước thải.

Bể Aerotank có nhiều tác dụng

Bể Aerotank có nhiều tác dụng

XEM THÊM >>>  Máy lọc nước biển thành nước ngọt

Cấu tạo của bể Aerotank

Với cấu tạo khá đơn giản, bể Aerotank có khối hình chữ nhật, bên trong được bố trí hệ thống phân phối khí gồm ống phân phối khí và đĩa thổi khí. Hệ thống này nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước, từ đó cung cấp cho các sinh vật hữu ích.

Cấu tạo của bể luôn phải đảm bảo 3 điều kiện quan trọng sau đây:

  • Giữ lại được lượng bùn lớn.

  • Tạo điều để vi sinh vật luôn phát triển và sinh trưởng tốt.

  • Đảm bảo lượng oxy cần thiết để cung cấp cho các sinh vật.

Để đáp ứng tốt được những yêu cầu trên, khi tính toán bể Aerotank cần chú ý chiều cao tối thiểu của bể phải đạt 2,5m. Với chiều cao ổn định như này, khi sục khí vào bên trong bể mới kịp hòa tan trong nước. Trường hợp nếu bể thấp hơn chiều cao quy định, khi sục khí sẽ bị bùng lên và không có oxy hòa tan như mong muốn.

Aerotank có cấu tạo đơn giản

Aerotank có cấu tạo đơn giản

Nguyên lý hoạt động của bể aerotank

Bể Aerotank được diễn ra với ba quy trình như sau:

Oxy hóa các chất hữu cơ

Trong giai đoạn này, những bùn hoạt tính được phát triển và hình thành nhanh chóng. Tốc độ oxy hóa càng cao thì tốc độ oxy được tiêu thụ cũng diễn ra nhanh. Thời điểm này, lượng chất dinh dưỡng trong chất thải cao khiến tốc độ sinh trưởng và phát triển của vi sinh rất lớn. Vì thế nhu cầu tiêu thụ oxy trong bể Aerotank rất cao.

Tổng hợp tế bào mời

Ở giai đoạn 2 này, các vi sinh vật phát triển ổn định và có nhu cầu tiêu thụ oxy của chúng cũng không thay đổi quá nhiều. Tại đây, các chất hữu cơ bị phân hủy nhiều, đồng thời hoạt lực của Enzim trong bùn hoạt tính cũng vươn tới cực đại.

Phân hủy nội bào

Ở giai đoạn cuối này, tốc độ tiêu thụ oxy trong bể tiếp tục tăng cao. Theo nguyên lý làm việc của bể Aerotank, giai đoạn này Nitrat hóa các muối Amoniac. Sau đó, nhu cầu tiêu thụ oxy của nó tiếp tục giảm xuống.

XEM THÊM >>>  Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp mới nhất

Ưu, nhược điểm của bể aerotank

Ưu điểm

  • Giúp loại bỏ các chất hữu cơ một cách hiệu quả.

  • Giảm thiểu sự hôi thối cũng như sự ô nhiễm của chất thải, nước thải.

  • Giúp loại bỏ photpho sin hoặc bỏ nhiều mầm bệnh có trong nước thải.

  • Ổn định được lượng bùn.

Nhược điểm

  • Để có thể vận hành bể Aerotank đòi hỏi đội ngũ nhân viên và kỹ thuật phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Người vận hành bể đòi hỏi cần chuyên nghiệp

Người vận hành bể đòi hỏi cần chuyên nghiệp

  • Trong trường hợp, một trong những trạm xử lý gặp sự cố thì lượng nước thải có trong đó vẫn có thể ảnh hưởng tới môi trường.

  • Quá trình sử dụng không loại bỏ màu của chất thải công nghiệp, mà nó còn làm tăng màu sắc của chúng.

XEM THÊM >>>  Công nghệ xử lý nước sông hồ

Những vấn đề về bể Aerotank mà bạn nên biết

Với những ưu, nhược điểm kể trên, bể Aerotank còn có một số vấn đề khác như:

  • Bùn chảy ra ngoài theo dòng thải, không có bùn lắng trong bể, trường hợp này gọi là bùn phát triển phân tán.

  • Bùn không kết dính được, trường hợp này là do bùn đã quá cũ nên khiến cho một lượng hạt rắn rời khỏi bể rắn. 

  • Bùn có thể sẽ tạo khối, nguyên nhân bắt nguồn từ độ tăng trưởng của bùn hoặc do bùn chứa hoạt tính quá yếu.

Bùn có thể sẽ bị tạo khối 

Bùn có thể sẽ bị tạo khối 

  • Bùn lắng sẽ rất tốt nếu như bể lọc sinh học hiếu khí vẫn sử dụng bình thường. Đôi khi bạn sẽ gặp tính trạng bùn nổi trong một khoảng thời gian nào đó.

  • Khi bể đã sử dụng quá lâu, nó sẽ xuất hiện tình trạng bọt lắng. 

  • Đôi khi bể Aerotank còn xuất hiện những đám bọt lớn trên mặt bể, nó gọi là bùn tạo khối.

Với những thông tin về bể Aerotank, bài viết hi vọng bạn đã hiểu được định nghĩa, cấu tạo, những ưu nhược điểm mà loại bể này mang lại. Nếu bạn vẫn còn có những băn khoăn, thắc mắc thì bạn có thể liên hệ nhanh với Adoco để được tư vấn và hướng dẫn trực tiếp.

0 bình luận
Để lại bình luận:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0936 763 883